Cách nuôi cá cảnh trong nhà làm sao để không bị chết


Từ nhiều năm nay, nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là để làm đẹp cho không gian, tốt cho phong thủy mà còn là đam mê của rất nhiều người. Để có được một bể cá cảnh đẹp, rực rỡ những sắc màu tươi vui thì người chơi cần phải biết cách nuôi, cách chăm sóc. Vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu những cách nuôi cá cảnh trong nhà làm sao để không bị chết.

Bài viết được tham khảo từ nguồn: Tuyệt chiêu cách nuôi cá cảnh không chết

Nuôi cá cảnh là thú vui tao nhã không bao giờ lỗi thời

Ai cũng muốn có bể cá cảnh đẹp, cá sống lâu và phát triển khỏe mạnh. Nhưng thực tế, có rất nhiều trường hợp nuôi cá bị chết, nhất là với những người mới bắt đầu chơi cá cảnh. Do đó, hãy chú ý đến cách nuôi cá cảnh trong nhà cụ thể dưới đây.

Nguồn nước nuôi cá

Nguồn nước là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến cá cảnh trong nhà sống khỏe hay chết dần. Có 3 nguồn nước phổ biến dùng để nuôi cá cảnh:

Nước máy

Đây là nguồn nước dùng để nuôi cá cảnh nhiều nhất hiện nay. Trong nước máy có chứa nhiều clo, là chất khiến cá không thể sống được. Vì vậy, trước khi thả cá vào, cần phải trải qua công đoạn xử lý clo. Chỉ cần để vào chậu, thau không có nắp đậy trong thời gian ít nhất là 24 tiếng, nước máy sẽ tự động bốc hơi hết clo. Để đảm bảo hiệu quả hơn, có thể đặt chậu nước ở nơi nhiều ánh nắng, thông thoáng, đặt máy sủi oxy vào chậu rồi bật lên.

Nước giếng

Độ PH của nước giếng khá thấp, chỉ khoảng 4,5, hàm lượng oxy thấp mà độ phèn lại cao nên nếu không xử lý thì nuôi cá sẽ bị chết. Cách xử lý cũng đơn giản, cho nước giếng vào bể chứa, dùng máy sủi oxy thật mạnh, kết hợp với một ít san hô vụn hoặc than hoạt tính để lọc phèn, tăng độ PH và tăng hàm lượng oxy. Thường nếu cho than thì số lượng than phải bằng ⅓ thể tích của bồn nước nuôi cá.

Nước mưa

Nước mưa rất mát nên vào mùa hè, có tác dụng kích thích cá bơi lội, hoạt động tích cực hơn. Tuy nhiên, nước mưa sẽ khiến cho bể cá nhanh bị mọc rêu, độ PH cũng khá thấp nên thường ít ai sử dụng.

Kích thước bể cá

Kích thước bể cá quyết định đến khả năng sinh tồn và phát triển của cá. Nếu nuôi quá nhiều cá trong một chiếc bể nhỏ thì lượng oxy hao hụt nhanh chóng, nước nhanh bẩn, làm cá không phát triển được. Thậm chí, nhiều loại cá còn cắn rỉa nhau để sinh tồn, dẫn đến cá chết liên tục. Vì vậy, kích thước bể cá cần phải phù hợp với loại cá nuôi. Ví dụ các loại bể cá mini, bể cá thủy tinh nhỏ thì chỉ nên nuôi cá nhỏ như cá betta, cá bống… Còn các loại cá lớn như cá Koi, cá Rồng thì phải dùng bể kích thước lớn và dày hơn.

Vị trí đặt bể cá

Thường thì các gia chủ rất thích nuôi cá trong phòng khách, đây là vị trí đẹp nhất trong nhà, cũng có người thích đặt bể cá cạnh giếng trời, gầm cầu thang, ngoài sân vườn, trên sân thượng, phòng ngủ….
Tuy nhiên, dù đặt ở vị trí nào thì cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ và oxy.

Nhiệt độ

Cá cảnh thích hợp nuôi trong nước ở nhiệt độ 26-28 độ C, có thể chênh lệch một vài độ nhưng đừng chênh lệch quá nhiều. Không đặt bể cá cảnh ở nơi nắng chiếu thẳng vào, làm nước nóng lên khiến cá mệt mỏi, chết dần. Cũng không được để nước trong bể cá quá lạnh, nhất là vào mùa đông thì cần phải có biện pháp sưởi ấm bể.

Ánh sáng

Nên đặt bể cá ở những nơi thoáng mát, đủ ánh sáng. Nếu đặt ở trong nhà thì tránh nơi tối tăm, u ám, không thoáng khí thì lâu ngày, cá sẽ bị phát bệnh. Nếu đặt ngoài trời, cần tạo ra bóng mát, mái che, hạn chế nắng mưa tác động trực tiếp vào.
Oxy

Với các loại bể cá nhỏ để bàn thì đôi khi không cần dùng máy sủi oxy. Nhưng với những loại bể cá kích thước trung đến lớn thì oxy trong bể phải được bật 24/24. Vì chỉ khi cung cấp đủ oxy thì cá mới phát triển khỏe mạnh được.

Thay nước bể cá

Một thói quen sai lầm mà rất nhiều người mắc phải mỗi khi thay nước cho bể cá là thay toàn bộ nước một lúc. Đây là cách nuôi cá cảnh trong nhà hết sức sai lầm, dễ làm cá bị chết do sốc môi trường. Không nên thay hết nước cũ qua nước mới, mà dùng máy hút khoảng tối đa là 50% nước cũ ra, từ từ cho nước mới vào để cá kịp thích nghi. Hạn chế chuyển cá qua bể mới, nếu bắt buộc phải chuyển thì cần cân bằng nhiệt độ, độ PH trước để cá không bị lạ môi trường sống.

Cho cá cảnh ăn

Tập tính chung của cá là đớp khi thấy mồi. Nhiều người tưởng cá còn ăn được là còn đói nên cho ăn liên tục. Điều này rất dễ làm cho cá chết vì bị đầy bụng. Do đó, chỉ nên cho ăn vừa phải, mỗi ngày 2 lần, lượng thức ăn thì tùy loại cá. Cũng đừng quên chú ý vớt thức ăn thừa, tránh để bám đầy bể, ô nhiễm môi trường nước làm cá bị bệnh.

Với các cách nuôi cá cảnh trong nhà để không bị chết và phát triển khỏe mạnh trên đây, hy vọng quý độc giả có thể áp dụng thành công để có một bể cá luôn trong lành, sạch sẽ, đẹp mắt cho không gian nhà thêm sinh động.

Muốn được tư vấn mời các bạn liên hệ theo thông tin:

Công Ty Thi Công Và Thiết Kế Tiểu Cảnh Non Bộ - NONBO.NET.VN
Số 27 ngõ 76, ngách 32, An Dương , Q. Tây Hồ, Hà Nội
Mạng xã hội của chúng tôi:

Nhận xét